Nguồn gốc Tết Trung Thu

Đến nay, vẫn chưa văn bản nào xác minh rõ ràng nguồn gốc của Tết Trung Thu. Theo lưu truyền, Tết Trung Thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước hoặc tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa.

  • Văn minh lúa nước:

Theo các nhà khảo cổ, hình ảnh về Trung Thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa. Và ngày Tết này được tổ chức vào tháng 8 khi việc thu hoạch, gieo trồng đã xong, là lúc người nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

  • Văn hóa Trung Hoa:

Theo tích xưa, Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn. Vào đêm khuya rằm tháng tám, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Vua Đường sau khi thăm cung trăng trở về vẫn còn lưu luyến cảnh đẹp diệu kỳ nơi đó nên ra lệnh cho nhân dân cả nước tổ chức bày tiệc và rước đèn vào ngày rằm tháng tám hàng năm. Dần dần việc bày tiệc và rước đèn ngày 15 tháng 8 hàng năm trở thành phong tục trong dân gian.

 

Tết Trung Thu Việt Nam

Theo quan niệm từ thời xưa, giữa cuộc đời và vầng trăng luôn có mối liên hệ mật thiết. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên. Đây cũng là dịp nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ và của thương yêu.

Vì vậy, trong ngày Tết Trung Thu, theo phong tục người Việt, tất cả thành viên trong gia đình cùng bày mâm cỗ cúng trên bàn thờ và mâm cỗ cúng trăng (cúng trời đất), quây quần bên nhau, thưởng trà, ăn bánh, trông trăng; trẻ em vừa múa hát vừa rước đèn, rồng rắn theo đoàn múa lân, múa rồng.

  • Mâm cỗ

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo, bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp hoặc hình cá chép. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai…và bưởi là thứ quả không thể thiếu được.

  • Lồng đèn

Những chiếc lồng đèn này được làm bằng giấy bìa, giấy kiếng đỏ và đốt nến bên trong là loại đồ chơi phổ biến trong dịp Trung Thu xưa. Nào là, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn bươm bướm, đèn sư tử…Ngày nay, phần lớn lồng đèn ở Việt Nam đều là lồng đèn sử dụng pin, có nhạc và rất phong phú về kiểu dáng, kích thước.

    • Bánh trung thu

    Từ truyền thống đến hiện đại, dù đa dạng hóa hơn về nguyên liệu làm bánh và hình thức trình bày nhưng bánh trung thu vẫn được chia làm 2 loại chính: bánh nướng, bánh dẻo.

    Bánh nướng: Bánh nướng được làm với lớp vỏ bánh là bột mì và có chút dầu ăn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha để chuyển thành màu hổ phách. Nhân bánh nướng là nhân thập cẩm, đậu xanh hạt sen, khoai môn…

    Bánh dẻo: Theo truyền thống bánh dẻo trung thu được làm với vỏ bánh là bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội (không dùng mạch nha như bánh nướng), nước hoa bưởi. Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã chín. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay không cần cho vào lò nướng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *